Thành phố Hải Phòng

T3: 27°C
T4: 26°C
T5: 29°C
T6: 31°C
T7: 28°C
CN: 26°C
T2: 25°C

Khánh thành tuyến đường vào và Khu bảo tồn bãi cọc Cao Quỳ


Chiều ngày 13/10, UBND thành phố tổ Hải Phòng tổ chức Lễ khánh thành Dự án xây dựng Tuyến đường vào và Khu bảo tồn bãi cọc Cao Quỳ, xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên.

Lễ khánh thành tuyến đường vào và Khu bãi cọc Cao Quỳ xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên là sự kiện quan trọng chào mừng Đại hội Đại biểu lần thứ XVI Đảng bộ thành phố Hải Phòng và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Tham dự buổi lễ có Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, nguyên Chủ tịch Nước Trần Đức Lương, nguyên Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh; Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, cùng đại diện một số bộ, ban, ngành Trung ương, lãnh đạo thành phố và nhiều nhà khoa học, sử học cùng dự.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tham quan, trao đổi với các nhà lịch sử, khảo cổ về ý nghĩa, giá trị lịch sử của bãi cọc lịch sử.

5 tháng sau khi phát lộ bãi cọc Cao Quỳ tại xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên vào cuối năm 2019, Thành phố Hải Phòng đã khởi công công trình bảo tồn vào dịp kỷ niệm 65 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng (vào ngày 3/5/2020) với sự tham dự của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Cũng sau 5 tháng thi công, công trình được được vào sử dụng, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị của một di tích có từ thế kỷ 13.

Thủ tướng cắt băng khánh thành Tuyến đường vào và Khu bảo tồn bãi cọc Cao Quỳ chiều 13.10 - ảnh HH
Thủ tướng cắt băng khánh thành Tuyến đường vào và Khu bảo tồn bãi cọc Cao Quỳ chiều 13.10.

Ông Nguyễn Huy Hoàng – Chủ tịch UBND Huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng), đơn vị chủ đầu tư dự án – cho biết: Dự án đầu tư xây dựng Tuyến đường vào và Khu bảo tồn bãi cọc Cao Quỳ, xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên có tổng kinh phí 362,5 tỉ đồng. Trong đó, khu Bảo tồn bãi cọc Cao Quỳ có diện tích khoảng 3 ha, bao gồm các hạng mục: Cổng chính rộng 22m kết cấu bằng bốn trụ bêtông cốt thép tượng trưng cho cọc Bạch Đằng; hệ thống tường bao, khung thép; nhà đón tiếp, trưng bày và giới thiệu hiện vật; Nhà mái che khu bảo tồn tại chỗ rộng 2.040 m2, kết cấu thép, khung giàn không gian, mái lợp…Tuyến đường vào khu bãi cọc Cao Quỳ có chiều dài 3,488 km, nối Quốc lộ 10 với khu vực bãi cọc thuộc các xã: Lưu Kỳ, Liên Khê; chiều rộng nền đường từ 18-22m, trong đó mặt đường rộng 12m, vỉa hè đoạn rẽ vào bãi cọc rộng 5m lát đá, bãi đỗ xe rộng 1 ha. Dọc tuyến đường bố trí hệ thống điện chiếu sáng, trồng cây xanh bóng mát.

Được phát lộ vào cuối năm 2019, bãi cọc Cao Quỳ tại xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên đã được UBND thành phố phê duyệt chủ trương đầu tư và bố trí kinh phí đầu tư xây dựng tuyến đường vào và Khu Bảo tồn bãi cọc Cao Quỳ.

Bãi cọc Cao Quỳ được trao bằng di tích lịch sử cấp thành phố
Bãi cọc Cao Quỳ được trao bằng di tích lịch sử cấp thành phố

Theo Bí thư Thành ủy Hải Phòng Lê Văn Thành, trên dòng sông Bạch Đằng, dưới sự lãnh đạo của 3 vị anh hùng Ngô Quyền, Lê Hoàn, Trần Hưng Đạo với trận địa cọc độc đáo, nhân dân ta đã nhiều lần phá tan âm mưu xâm chiếm của ngoại xâm. Các chiến tích còn nhiều ở Hải Phòng, nhưng do biến động của thời gian, nên những dấu ấn chưa được phát hiện hết.

Đồng chí Lê Văn Thành, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố phát biểu tại buổi lễ.

Cũng theo Bí thư Thành ủy Hải Phòng Lê Văn Thành, việc phát hiện bãi cọc cổ Bạch Đằng là một phát hiện khảo cổ quan trọng trên cả nước. Việc khánh thành và đưa vào sử dụng công trình tuyến đường vào và Khu Bảo tồn bãi cọc Cao Quỳ nhằm bảo tồn, phát huy truyền thống của dân tộc trong hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Kết nối giao thông giữa các khu di tích dọc theo bờ hữu sông Bạch Đằng, Quốc lộ 10 với khu di tích bãi cọc tại cánh đồng Cao Quỳ, xã Liên Khê, từng bước hoàn thiện công tác bảo tồn và khai thác các khu di tích lịch sử Bạch Đằng trên địa bàn từ thị trấn Minh Đức đến xã Lại Xuân huyện Thuỷ Nguyên.

Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc trồng cây lưu niệm tại khi bảo tồn bãi cọc Cao Quỳ

Cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và đoàn đại biểu đã dự lễ khởi động xây dựng cầu Rào và thăm một số công trình trên địa bàn thành phố Hải Phòng.