Thành phố Hải Phòng

T4: 18°C
T5: 18°C
T6: 19°C
T7: 21°C
CN: 20°C
T2: 19°C
T3: 19°C

Một số kinh nghiệm khi du lịch tham quan Khu di tích Bạch Đằng Giang


Bạch Đằng Giang là khu di tích gắn liền với những trận chiến nổi tiếng của lịch sử. Ngày nay, nơi đây trở khu di tích “hồn thiêng sông núi” và là điểm đến hấp dẫn thu hút đông đảo du khách ghé thăm.

Trong hành trình du lịch Hải Phòng, bạn đừng quên ghé thăm khu di tích Bạch Đằng Giang – nơi nổi danh với những trận chiến hào hùng lịch sử. Bạn hãy cùng theo dõi bài viết ngay sau đây để tìm hiểu rõ hơn về điểm đến này và những kinh nghiệm tham quan hữu ích nhé!

Bạch Đằng Giang thuộc Thị trấn Minh Đức, huyện Thủy Nguyên, Thành phố Hải Phòng. Nơi đây cách trung tâm thành phố Hải Phòng 20km về hướng Đông Bắc và cách Hà Nội khoảng 124km. Khu di tích tiếp giáp với thành phố Uông Bí (Quảng Ninh) qua sông Bạch Đằng. Do đó, du khách thường kết hợp tham quan Bạch Đằng Giang và du lịch chùa Ba Vàng (2 điểm đến cách nhau khoảng 26km).

Bạch Đằng Giang

 

Xuất phát từ Hà Nội, bạn có thể đến Bạch Đằng Giang bằng xe ô tô, xe khách hoặc xe máy với thời gian di chuyển khoảng 2 – 3 giờ. Bạn có thể tham khảo đường đi cụ thể như sau:

a. Xe khách đi Bạch Đằng Giang

Từ Hà Nội, bạn có thể đến bến xe Gia Lâm, Giáp Bát, Yên Nghĩa, Nước Ngầm đi Hải Phòng. Xe chạy liên tục mỗi ngày. Để đến được khu di tích, bạn xuống xe tại Bến xe Thượng Lý, sau đó bắt xe buýt Thịnh Hưng tuyến số 16B để đến Khu di tích. Đây là cách di chuyển tiết kiệm nhất được nhiều bạn học sinh, sinh viên lựa chọn.

b. Đi xe Limousine

Đây là dòng xe chất lượng cao có dịch vụ đưa đón nội thành Hà Nội và Thủy Nguyên, giá vé 140.000 – 150.000 VNĐ/vé/lượt. Từ Thủy Nguyên, bạn có thể đi taxi đến Bạch Đằng Giang khoảng 4km hoặc trả thêm cước cho bác tài Limousine để được đưa đến tận nơi. Một số nhà xe bạn có thể tham khảo như: Hải Âu, Quyết Thành, Hiền Vi, Ngọc Huyền, Nam Phát, Văn Minh Hoạt.

c. Đi Bạch Đằng Giang bằng ô tô riêng

Xuất phát từ Hà Nội, bạn di chuyển theo đường cao tốc 5B ⇒ đến nút giao QL10 thì ra khỏi cao tốc ⇒ đi tiếp theo hướng ngã tư Quán Toan đến thị trấn Núi Đèo ⇒ đi theo hướng nhà máy xi măng Chinfon ⇒ đến khu di tích Bạch Đằng Giang. 

 

Bạch Đằng Giang

Du khách có thể thực hiện hành trình đến khu di tích Bạch Đằng Giang bằng ô tô riêng hoặc xe máy 

d. Đi bằng xe máy

Vì xe máy không vào được đường cao tốc nên hướng đi có sự thay đổi như sau. Xuất phát từ Hà Nội đi theo QL5 cũ ⇒ Gia Lâm ⇒ Phố Nối – Hưng Yên ⇒ Hải Dương ⇒ Quán Toan, Hải Phòng ⇒ rẽ trái theo QL10 và di chuyển tương tự như hướng dẫn dành cho ô tô ở trên. 

Hiện tại, đường tỉnh 359 Thuỷ Nguyên đã được nâng cấp cải tạo với 4 làn xe cơ giới, 2 làn xe thô sơ, vỉa hè 2 bên và dải phân cách cứng ở giữa rất thuận tiện cho di chuyển.

Khu di tích Bạch Đằng Giang có diện tích khá lớn với nhiều công trình tâm linh, nhà trưng bày để du khách tham quan, chiêm bái. Dưới đây là những công trình nổi bật mang nhiều ý nghĩa sâu sắc mà bạn nhất định phải ghé thăm: 

  • Đền thờ Vua Lê Đại Hành: Đền thờ được xây dựng vào năm 2011 để tưởng nhớ công ơn của vua Lê Đại Hành – vị vua đã đánh bại quân Tống, bảo vệ bờ cõi đất nước.
  • Bảo tàng lịch sử chiến thắng Sông Bạch Đằng: Khu bảo tàng trưng bày và lưu giữ những hiện vật, tài liệu chi tiết về các trận chiến lẫy lừng trên sông Bạch Đằng qua các triều đại lịch sử.
  • Nhà trưng bày và mô hình Bãi cọc trên sông Bạch Đằng: Khu vực tái hiện hàng trăm khối trụ cổ lớn, nhỏ sừng sững vươn lên trên mặt sông. Đây là biểu tượng tự hào, ghi dấu chiến thắng hiển hách của dân tộc.

Bạch Đằng Giang

Mô hình bãi cọc trên sông Bạch Đằng tái hiện các trận chiến lịch sử 

  • Đền thờ Hưng đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn: Đền thờ được xây dựng với kiến trúc tôn nghiêm, bề thế để tưởng nhớ công lao của vị anh hùng Trần Quốc Tuấn 3 lần đánh đuổi quân Nguyên Mông, giữ vững bờ cõi đất nước. 
  • Đền thờ Đức vương Ngô Quyền: Đền thờ Đức vương Ngô Quyền tại Bạch Đằng Giang được xây vào năm 2011 trên diện tích lên đến 5000m2 và mang đậm dấu ấn của kiến trúc đền chùa miền Bắc. Công trình được chạm trổ rồng phượng cầu kỳ, bề thế là nơi để du khách tham quan, tưởng niệm trước anh linh vị vua anh hùng. 
  • Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh: Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh được khởi công xây dựng ngày 2/9/2015 và khánh thành vào ngày 12/12/2015 bằng nguồn kinh phí xã hội hóa. Được xây dựng theo kiểu chữ Đinh (丁), chồng diêm, gác nóc, nhìn từ ngoài, ấn tượng của đền thờ Hồ Chí Minh chính là hai tầng mái được thiết kế hình tượng đóa sen hồng – loài hoa quốc hồn quốc tuý của dân tộc, biểu trưng cho những gì đẹp đẽ nhất.

    Cổng đền thờ Hồ Chí Minh, trên có quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, dưới là hàng chữ Chủ tịch Hồ Chí Minh, hai bên là đôi câu đối “Đoàn kết đoàn kết, đại đoàn kết” – “Thành công, thành công, đại thành công”. Đó là những chân lý vĩnh hằng mà chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại. 

  • Đền thờ Mẫu: Đền thờ thể hiện tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt với ý nghĩa tôn thờ quyền năng sinh sôi, che chở của Thánh Mẫu. Trong khu di tích Bạch Đằng Giang, đền thờ Mẫu thờ Mẫu đệ Nhất thượng Thiên, Mẫu đệ Tam thoải phủ, Mẫu đệ Nhị thượng ngàn cùng các hương án và pho tượng thờ tự Ngũ vị tôn ông, Mẫu Sơn Trang, Đức Nam Hải thần vương, tam vị ông Hoàng,… 
  • Trúc Lâm tự Tràng Kênh: Đây là công trình mô phỏng Chùa Đồng – Yên Tử với nhiều tượng Phật, 18 vị La Hán cùng cây đa cổ thụ trên trăm tuổi được bảo tồn trong khuôn viên. 
  • Linh thuỷ tụ: Đây là khu vực hồ thả cá và vịt uyên ương được xây dựng năm 2020, trung tâm hồ là bia đá lớn có khắc bài “Hịch tướng sĩ” của Hưng đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn
  • Quảng trường Bạch Đằng Giang: Quảng trường có không gian rộng lớn với 3 bức tượng đồng uy nghiêm của ba vị anh hùng dân tộc hướng về sông Bạch Đằng. Nơi đây gợi nhớ cho thế hệ sau về thời kỳ kháng chiến chống quân xâm lăng và khơi gợi niềm tự hào truyền thống về tinh thần yêu nước. 

Bạch Đằng Giang

Quảng trường Bạch Đằng Giang với tượng đồng uy nghiêm của ba vị anh hùng dân tộc

 

Trước khi ghé thăm Bạch Đằng Giang, bạn cần nắm rõ một số điều sau để chủ động chuẩn bị nhằm có hành trình tham quan trọn vẹn nhất: 

  • Mặc trang phục trang nhã, lịch sự, phù hợp với nơi linh thiêng và nên mang giày thể thao hoặc giày đế mềm để thuận tiện tham quan, di chuyển.
  • Vì khu di tích không thương mại, không hàng quán nên bạn cần chuẩn bị sẵn đồ ăn mang theo.
  • Tuân thủ quy định của khu di tích, không xả rác bừa bãi, hay khắc tên, vẽ bậy, làm hư hỏng các công trình.
  • Theo kinh nghiệm du lịch Hải Phòng, bạn nên kết hợp tham quan Bạch Đằng Giang và những khu du lịch lân cận khác tại Hải Phòng như: Bãi cọc Cao Quỳ, chùa Cao Linh, chùa Hangchùa Ba VàngĐồ Sơn,…