Thành phố Hải Phòng

CN: 20°C
T2: 18°C
T3: 15°C
T4: 14°C
T5: 14°C
T6: 14°C
T7: 20°C

Cận cảnh bãi cọc Bạch Đằng gần ngàn năm tuổi tại Hải Phòng


Bãi cọc cổ Bạch Đằng gần nghìn năm tuổi được phát hiện tại cánh đồng Quỳ Cao, xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên, TP. Hải Phòng.

Chiều ngày 20.12, tại cánh đồng Quỳ Cao, thôn Mai Động, xã Liên Khê, người dân đang rất háo hức trước thông tin tìm được bão cọc gỗ cổ trong trận chiến Bạch Đằng của quân dân Đại Việt với quân Nguyên Mông.

Tại hiện trường, ông Nguyễn Tuấn Triệu (SN 1963, trú tại thôn Mai Động, xã Liên Khê, Thủy Nguyên, Hải Phòng) – người đầu tiên phát hiện ra 2 cọc gỗ cổ khi đào đất trồng cau tại khu vực này – cho biết: Ngày 28.9 (tức ngày 30 tháng 8 âm lịch năm nay), tôi đào đất để trồng cau thì phát hiện 2 cọc gỗ lim cổ.

Ông Nguyễn Tuấn Triệu (SN 1963, trú tại xã Liên Khê) – người đầu tiên phát hiện cọc gỗ cổ khi đào đất trồng cau. Ảnh: HH

Sau đó, UBND xã Liên Khê biết thông tin đã báo cáo UBND huyện và thành phố Hải Phòng, sau đó đoàn khảo cổ của Trung ương và thành phố về khai quật 3 hố với diện tích gần 1.000 m2.

Theo đại diện Bảo tàng Hải Phòng, sau thời gian khai quật tại 3 hố nói trên, đoàn đã phát hiện 27 cọc gỗ. Sau khi mang cọc gỗ đi giám định, Viện Khảo cổ xác định các cọc gỗ có niên đại từ năm 1270-1430 AD.

Theo quan sát của PV, bãi cọc năm sâu dưới lòng đất từ 50 – 60 cm, chỗ sâu nhất khoảng gần 1 mét.

Viện khảo cổ học xác định các cọc gỗ có niên đại từ thế kỉ 13 – 15

Đoàn khảo cổ cũng xác định: Các cọc phân bố theo chiều Đông – Tây, đường kính từ 26 – 46cm, trên các cọc có mộng ngoàm dùng để buộc dây kéo, các cọc phân bố không thẳng hàng và căn cứ vào kết giám định niên đại cho thấy, các cọc gỗ có thể được bố trí thành thế trận vào thế kỷ XIII.

Bước đầu, Viện Khảo cổ nhận định: Bãi cọc thuộc trận chiến Bạch Đằng lần 3 (năm 1288), để ngăn chặn quân Mông – Nguyên không đi vào khu vực sông Giá và khu vực chỉ huy của Trần Quốc Tuấn, đồng thời buộc quân Mông – Nguyên đi theo đường sông Đá Bạc vào sông Bạch Đằng và rơi vào trận địa cọc được bố trí sẵn của Trần Quốc Tuấn, nhấn chìm toàn bộ quân Mông – Nguyên xuống lòng sông Bạch Đằng, chấm dứt hoàn toàn mộng xâm lăng của đế quốc Mông – Nguyên với quốc gia Đại Việt.

Sau đây là một số hình ảnh của bãi cọc gỗ mới được khai quật:

Cọc Cao Quỳ lớn

Cọc gỗ cổ được khai quật có đường kính từ 26 – 46 cm

Bãi cọc nằm sâu trong lòng đất từ 50 – 70cm, có chỗ sâu gần 1 mét.

Cọc Cao Quỳ thẳng

Cọc Cao Quỳ nghiêng

Hố cọc Cao Quỳ

Bãi cọc Cao Quỳ

MAI CHI

Nguồn: Báo Lao Động