Lễ khai ấn là một tập tục từ thời nhà Trần - triều đại phong kiến kéo dài và hùng mạnh nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam với chiến công hiển hách ba lần đánh tan quân Nguyên Mông - đạo quân xâm lược được mệnh danh “bách chiến, bách thắng”, cầu cho quốc thái dân an, mong một năm mới ấm no, mưa thuận gió hòa, mọi việc hanh thông, thuận lợi.
Và cho đến nay, lễ khai ấn đầu năm vẫn được duy trì tại nhiều nơi với mong muốn một năm mới ấm no, mưa thuận gió hòa, mọi việc hanh thông, thuận lợi.
Không chỉ được biết đến là một khu di tích với nhiều nét đặc biệt. Hàng năm, khu di tích Bạch Đằng Giang luôn thu hút đông đảo du khách từ khắp mọi nơi đến tham gia các lễ hội mang đậm nét truyền thống của dân tộc. Một trong số đó phải kể đến Lễ cấp ấn Đức Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn được diễn ra hàng năm vào ngày 14 và 15 tháng Giêng âm lịch.
Sau nghi lễ cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hoà, cầu siêu cho những anh hùng dân tộc, tướng lĩnh hy sinh trên sông Bạch Đằng là nghi lễ phát ấn cho đông đảo người dân và du khách thập phương. Đây cũng là một trong những hoạt động giáo dục truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của cha ông và bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc.