Thành phố Hải Phòng

T3: 26°C
T4: 25°C
T5: 26°C
T6: 31°C
T7: 31°C
CN: 29°C
T2: 26°C

Bãi cọc Cao Quỳ: Chứng tích trận thủy chiến trên sông Bạch Đằng


Khu bảo tồn bãi cọc Cao Quỳ (huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng) có 27 cọc gỗ được các nhà khoa học khai quật, xác định thuộc trận thủy chiến chống quân Mông - Nguyên lần 3, trên sông Bạch Đằng năm 1288.

 

Bãi cọc Cao Quỳ: Chứng tích trận thủy chiến trên sông Bạch Đằng - 1

Khu di tích Bạch Đằng Giang thuộc địa phận thị trấn Minh Đức (huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng). Thị trấn Minh Đức ngày nay vốn là làng Tràng Kênh xưa, thuộc huyện Thủy Đường (phủ Kinh Môn, trấn Hải Dương). Tràng Kênh nằm trong vùng tứ giác nước được tạo bởi các sông: Bạch Đằng, sông Liễu, sông Giá, sông Hà Thần, sông Hàm Long, sông Hang Lương, sông Móc...

Bãi cọc Cao Quỳ: Chứng tích trận thủy chiến trên sông Bạch Đằng - 2

Với vị trí địa lý đặc biệt thuận lợi về đường biển, đường sông, địa hình đồi núi hiểm trở nên thị trấn Minh Đức có vị trí quân sự đặc biệt quan trọng. Nơi đây còn lưu giữ nhiều dấu tích lịch sử gắn liền với các chiến thắng vĩ đại trên sông Bạch Đằng từ hàng nghìn năm trước.

Bãi cọc Cao Quỳ: Chứng tích trận thủy chiến trên sông Bạch Đằng - 3

Để tri ân công đức to lớn của các anh hùng dân tộc, từ 2008-2018, Di tích Bạch Đằng Giang được xây dựng gồm các đền, chùa, linh từ, quảng trường... Khu di tích như một đài tưởng niệm, lưu niệm về 3 lần chiến thắng giặc ngoại xâm trên sông Bạch Đằng.

Bãi cọc Cao Quỳ: Chứng tích trận thủy chiến trên sông Bạch Đằng - 4

Quảng trường chiến thắng nằm ở ngã 3 sông Bạch Đằng và sông Thải, có khuôn viên rộng 2.000m2. Trên quảng trường dựng 3 pho tượng đồng nguyên khối về 3 anh hùng dân tộc: Đức vương Ngô Quyền, Vua Lê Đại Hành và Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Mỗi pho tượng cao 8m, nặng 40 tấn, đều đứng trên bệ đá hướng ra sông, biển.

Bãi cọc Cao Quỳ: Chứng tích trận thủy chiến trên sông Bạch Đằng - 5

Khu Di tích Bạch Đằng Giang bao gồm nhiều nguyên đơn kiến trúc hợp thành như: Đền thờ Đức vương Ngô Quyền, Đền thờ Hoàng đế Lê Đại Hành, Trúc Lâm Tự thờ Phật, Linh từ Tràng Kênh thờ Đức thánh Trần, Đền Mẫu và Đền Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Bãi cọc Cao Quỳ: Chứng tích trận thủy chiến trên sông Bạch Đằng - 6

Trong khuôn viên di tích còn có khu vực mô phỏng hình ảnh dân quân chặt gỗ, đóng cọc làm nên những trận địa trên sông.

Bãi cọc Cao Quỳ: Chứng tích trận thủy chiến trên sông Bạch Đằng - 7

Phía sau quảng trường chiến thắng có Văn bia Hịch tướng sĩ của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn.

Bãi cọc Cao Quỳ: Chứng tích trận thủy chiến trên sông Bạch Đằng - 8

Trao đổi với Tiền Phong, ông Nguyễn Văn Phương - Giám đốc Bảo tàng Hải Phòng cho biết, từ khi hoàn thành, Khu di tích Bạch Đằng Giang đã thu hút rất nhiều du khách đến tham quan chứng tích lịch sử, tưởng niệm các anh hùng dân tộc.

Bãi cọc Cao Quỳ: Chứng tích trận thủy chiến trên sông Bạch Đằng - 9

Cao điểm dịp lễ hội đầu năm, có tới 20.000-50.000 lượt khách/ngày đến, chủ yếu khách ngoại tỉnh. Trong đó, có nhiều đoàn là học sinh, sinh viên đến tham quan, nghiên cứu lịch sử.

Bãi cọc Cao Quỳ: Chứng tích trận thủy chiến trên sông Bạch Đằng - 10

Ngoài quảng trường chiến thắng, khu vực mô phỏng dân quân chặt gỗ, dựng cọc trên sông được du khách, học sinh tỏ ra rất thích thú.

Bãi cọc Cao Quỳ: Chứng tích trận thủy chiến trên sông Bạch Đằng - 11

Khu vực trưng bày Khu di tích Bạch Đằng Giang với nhiều cọc, thuyền gỗ, đồ gốm... là những chứng tích lịch sử minh chứng các trận thủy chiến trên sông cũng được du khách rất quan tâm.

Bãi cọc Cao Quỳ: Chứng tích trận thủy chiến trên sông Bạch Đằng - 12

Cách Khu di tích Bạch Đằng Giang không xa, Khu bảo tồn bãi cọc Cao Quỳ có diện tích hơn 30.600m2, thuộc xã Liên Khê (huyện Thủy Nguyên). Bãi cọc Cao Quỳ được Viện Khảo cổ học phối hợp với Sở Văn hóa, Bảo tàng Hải Phòng khai quật cuối năm 2019.

Bãi cọc Cao Quỳ: Chứng tích trận thủy chiến trên sông Bạch Đằng - 13

Qua đó, các nhà khoa học phát hiện 27 cọc gỗ thuộc trận chiến Bạch Đằng lần 3 - năm 1288. Đây là trận địa ngăn chặn quân Mông - Nguyên tại khu vực sông Giá và khu vực chỉ huy của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Năm 2020, TP Hải Phòng đầu tư 362 tỷ đồng xây dựng đường dẫn và Khu bảo tồn bãi cọc Cao Quỳ nhằm lưu giữ, giới thiệu những chứng tích lịch sử.